Sau Khi Chuyển Phôi

1) Băn khoăn lớn nhất của các mẹ:
Sau khi chuyển phôi đứng nằm ngồi ra sao?

ĐÂY nhé:


Nằm bất động sau chuyển phôi có thể làm giảm tỉ lệ có thai


Bs. Hồ Mạnh Tường, tháng 4.2014
Trước nay nhiều quan điểm cho rằng sau khi chuyển phôi vào buồng tử cung sau thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), khi đứng dậy, phôi có thể rơi ra. Tuy nhiên ngày càng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nằm bất động sau chuyển phôi không làm tăng mà còn có thể làm giảm tỉ lệ có thai. Do đó, với những bằng chứng rõ ràng hiện nay, phụ nữ sau khi chuyển phôi nên đứng dậy và đi lại bình thường sớm. Cả hai bài báo khoa học công bố gần đây trên hai tạp chí nổi tiếng của Mỹ và Châu Âu đều đưa ra quan điểm tương tự về vấn đề này.
Chuyển phôi là động tác hút phôi vào một ống nhựa nhỏ (catheter), sau đó đưa ống nhựa này vào trong lòng tử cung và đặt phôi vào giữa lòng tử cung. Phôi sẽ nằm trong lòng tử cung khoảng 3-4 ngày (Phôi ngày 5 phát triển từng bước thế nào xem tại ĐÂY), sau đó sẽ bám dính vào nội mạc tử cung để làm tổ. Sự làm tổ của phôi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi và nội mạc tử cung tại điểm tiếp xúc với phôi, ít phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài tử cung.
Đa số chị em có tử cung ngả trước
Nguồn hình: BachKhoaTriThuc

Bản thân phôi có kích thước rất nhỏ (tương đương một hạt bụi) nên gần như không bị tác động của trọng lực sau khi đã đặt vào bên trong buồng tử cung ẩm ướt và có nhiều nếp gấp của nội mạc tử cung. Hơn nữa, đa số phụ nữ có tử cung ngã gập trước. Do đó khi đứng dậy, thân tử cung có tư thế nằm ngang, nhưng khi nằm thì tử cung lại có tư thế đứng nhiều hơn. Như vậy, nếu thật sự có tác động của trong lực, khi phụ nữ ở tư thế đứng, vị trí của tử cung có tác động giữ phôi tốt hơn tư thế nằm.
Bình thường ở những người có thai tự nhiên, phôi vẫn đến tử cung vài ngày trước khi làm tổ, khi đó, người phụ nữ không thể biết là đã có phôi trong tử cung nên vẫn đi lại, sinh hoạt, vận động bình thường, thậm chí có thể tập thể dục hay vận động mạnh, nhưng phôi vẫn làm tổ và có thai bình thường.
Nằm bất động tại chỗ sau chuyển phôi có thể có hại nhiều hơn là có lợi. Nằm bất động nói chung là một tư thế không tự nhiên của một cơ thể hoạt động nên có thể ảnh hưởng bất lợi. Phụ nữ trong chu kỳ điều trị để chuyển phôi (kích thích buồng trứng hay dùng thuốc nội tiết để chuyển phôi trữ lạnh), hàm lượng nội tiết trong cơ thể thường cao, việc nằm bất động có thể làm tăng nguyên cơ tạo huyết khối và huyết tắc, dẫn đến các biến chứng khác.
Các khảo sát cho thấy, về tâm lý, khi nằm bất động bệnh nhân thường không làm gì mà chỉ tập trung suy nghĩ về kết quả sắp tới và có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực về kết quả. Do đó, việc nằm bất động tại chỗ có thể tạo một stress về tâm lý rất lớn cho phụ nữ. Một số phụ nữ nằm bất động vì động cơ tâm lý, sợ rằng khi thất bại thì người thân hay bác sĩ sẽ cho rằng thất bại là tại bản thân mình không chịu nằm nghỉ. Như vậy, người phụ nữ sẽ bị một ức chế tâm lý kép nếu bị thất bại sau chuyển phôi:
(1) do bị thất bại chu kỳ điều trị tốn kém và
(2) sự than phiền, chỉ trích của người thân vì không nằm nghỉ. 

Trong khi đó, bản thân việc nằm nghỉ không giúp ích gì cho việc có thai. Do đó, không nên nằm bất động sau chuyển phôi để tránh áp lực tâm lý không đáng có lên phụ nữ khi làm TTTON.
Do đó, với các bằng chứng về khả năng giảm tỉ lệ có thai khi nằm bất động và các yếu tố bất lợi khác về tâm lý, bác sĩ nên khuyên phụ nữ đứng dậy và đi lại sớm sau chuyển phôi. Người thân nên ủng hộ bệnh nhân đi lại sớm sau chuyển phôi. Bản thân phụ nữ sau chuyển phôi nên thay đổi suy nghĩ và tự tin đứng dậy đi lại sớm, có thể ngay sau khi chuyển phôi. Việc đứng dậy đi lại sớm sau chuyển phôi có thể giúp cải thiện tỉ lệ có thai và giảm bớt những yếu tố bất lợi khác khi làm TTTON.

Các bước làm thủ tục về nước sau chuyển phôi xem THÊM tại ĐÂY 
2) Băn khoăn lớn không kém:
Uống gì, ăn gì để tăng cơ hội có thai.

Dù làm ở đâu, ART, BIC hay SAFE, mình kêu gọi cả nhà hãy KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y ngay từ trước khi sang Thái và đặc biệt khi chuyển phôi
(Trích phần trả lời mẹ HongtOt, Voi84 trên WTT 4.2013)

Lý do như sau:

- Như thảo luận trên diễn đàn WebTreTho, bác sĩ đầu ngành Viwat đã gửi một số mẹ đi châm cứu và uống thuốc Đông Y tại Thái Lan.

- Các nghiên cứu và ít nhất 2 bác sĩ Thái mà mình hỏi đều công nhận châm cứu trước khi hút trứng chuyển phôi khiến máu lưu thông rất tốt đến buồng trứng và niêm mạc.

- Nhưng quan trọng nhất là: Ít nhất có 3 mẹ mình biết đã thành công trong việc dùng thuốc viên, thuốc sắc Đông Y để giữ thai sau nhiều lần trượt cả ở VN lẫn Thái (và khiến cho một vài bác sĩ Thái ngạc nhiên vì chỉ số hCG đã tụt dốc mà sau đó lại tăng lên ngoạn mục). 

Sau khi chuyển phôi, vào ngày 6, hCG do nhau thai sản sinh ra có thể bắt đầu tiết ra. Chỉ số này (bình thường chỉ 0,1) sẽ chấp chới lên đến gần 5 hay vượt trên 5. Đấy chính là thời điểm quyết định cần các mẹ quyết liệt giữ lấy con mình. 



Thứ nhất: Chuyển phôi xong nghỉ 1,2 ngày rồi về luôn. Từ ngày 4 & 5 trở đi mới là ngày quyết định - vì lúc đó sau một hồi chu du, phôi mới bắt đầu bám.

Thứ hai: Mang theo thuốc viên Đông Y để uống ngay sau khi chuyển phôi. Vì được làm từ thảo dược, thuốc này chỉ giống như thực phẩm chức năng. Nhưng nó lại có những tác dụng kỳ diệu mình tạm tổng kết sau khi tham khảo tài liệu nước ngoài và các bác sĩ Tây lẫn Đông Y:

- Giúp máu lưu thông, thúc đẩy quá trình làm tổ (tạo dây nhau nối phôi và mẹ)

- Giúp máu lưu thông, làm tăng nhiệt độ tử cung, giúp tử cung khô ráo, bớt ứ dịch (đặc biệt nếu chuyển phôi tươi)

Đọc thêm: 

*KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y
(Trích phần trả lời các mẹ trên WTT 4.2013)

*DÀNH CHO CÁC MẸ MUỐN KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y, NHƯ MÌNH
(Trích phần trả lời mẹ Pi_H2 trên HoChienXuLamIVF 2.2013)

Do nền tảng đào tạo và chữa trị khác nhau, thường thì các bác sĩ Tây y không khuyến khích việc dùng thuốc/phương pháp Đông y và ngược lại. 

Tuy nhiên, một số bác sĩ hàng đầu Thái Lan và Việt Nam, khi được mình "phỏng vấn", đã công nhận việc châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, khiến lượng máu về tử cung rất dồi dào.

Nếu châm cứu được trước khi hút trứng, chất lượng trứng sẽ được cải thiện. 
Nếu châm cứu được trước khi chuyển phôi, sẽ làm tử cung nóng ấm, chất dịch ứ giảm bớt, tạo điều kiện cho phôi bám dính. 

Còn việc uống thuốc Đông y trong khi vẫn bổ sung các thuốc Tây y thì sao?

Mình vẫn nghi ngại việc này cho đến khi đến phòng khám Hoàn Nguyên của bác sĩ Thúy (do một bác sĩ Tây y giới thiệu).




Bác sĩ Thúy tốt nghiệp Tây Y tại Việt Nam và Australia, do có nhiều vấn đề với sức khỏe, đã học tập, tìm tòi, chữa và tự chữa hiếm muộn bằng cả Đông Y + Tây Y kết hợp. Chị giải thích cho mình rất nhiều và rất kỹ về cả lâm sàng (Tây y) và nguyên khí, năng lượng (Đông y).

Thêm vào đó, hiện nay xu hướng trở về với thiên nhiên và bớt đi các hóa chất trong dược phẩm đang được cả thế giới thực hành. Mình biết có những bài thuốc Trung Hoa hữu dụng, tác dụng như châm cứu đã được các bác sĩ ở Mỹ chiết xuất thành các viên thuốc giống thuốc Tây y và bán khá chạy và mắc.

Vì thế, nếu trải nghiệm và "nghiên cứu" hết rồi, chắc mẹ sẽ có quyết định giống mình: "Thân mình mình tự cảm nhận và tự quyết thôi!" 

Mình cũng đang dùng cả hai đây:
Tây y bổ sung nhanh chóng nhưng hay có tác dụng phụ (điển hình là các đợt trầm cảm, đau lưng, táo bón sau TTON),
Đông y tác dụng lâu dài và từ từ (cân bằng lại thể chất, giúp gan thận điều hòa, thải bớt độc tố) mẹ ạ.

Không có nhận xét nào: