Chia Sẻ Của Chồng


Tâm sự của chồng, sau nhiều lần tìm con thất bại:

Nói đến chuyện TTTON mà không nói đến tinh trùng là một thiếu sót rất lớn.

Mặc dù người “hiến tinh” chỉ cần xuất hiện vào một thời điểm rất ngắn ngủi trong toàn bộ quá trình TTON, tinh trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ít nhất là 30% trong việc kiến tạo một em bé.

Đúng, theo tôi, 30% thành công của 1 ca TTON là phụ thuộc vào tinh trùng. Phần còn lại: 30% phụ thuộc chất lượng trứng, 30% phụ thuộc chất lượng tử cung, 5% phụ thuộc vào phôi, chỉ có 5% là phụ thuộc vào bác sĩ mà thôi. Tuy vậy, chỉ cần thiếu hụt 1% thì tỷ lệ thành công đã bằng không, nên chúng ta phải chuẩn bị đầu tư tối đa cho mỗi một phần trăm.

Sở dĩ tôi rút ra kết luận như vậy vì đã chứng kiến các cô, các chị, các em và vợ tôi một mình chèo lái con thuyền TTON hết từ Bắc vào Nam, sang tận Bangkok, Singapore, Úc, Mỹ.

Mơ ước TTON của vợ tôi
Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ 5 con với 1 chồng


Lúc đầu tôi chưa ý thức được vai trò của mình trong việc “giảm tải” cho vợ. Nhưng tôi đã hơn một lần đọc cam kết về “tài sản chung” – các phôi được thụ tinh trong ống nghiệm” – máu thịt cốt tủy của mình. Tôi cũng đã hơn một lần đau xót khi phải chia tay với bao công sức chuẩn bị của cả hai vợ chồng. Tệ hơn nữa,  sau đó, tôi phải chứng kiến vợ tôi và chính bản thân mình sa sút tinh thần và thể chất ghê gớm đến mức nào.

Vì thế khi cô ấy viết blog này như một cách giải tỏa nỗi đau, tôi cũng muốn chia sẻ cùng các anh những chắt lọc trải nghiệm của mình. Mục đích của tôi là giúp cho hành trình cùng cô ấy, và hành trình của hai anh chị có thêm niềm tin và hi vọng.

Bài 1: Tinh trùng tốt là thế nào?

Nếu tinh trùng tốt thì khả năng phôi khỏe cũng cao, nếu tinh trùng mà “yếu” “xịt” thì trứng có tốt cũng “không làm ăn được gì”. Vì thế, trong quá trình TTON thì người chồng không nên chủ quan, mà phải có trách nhiệm chuẩn bị tinh trùng thật “ngon” để tăng tỷ lệ thành công.

Nếu bác nào đã từng làm tinh đồ thì biết tinh trùng tốt là tinh trùng phải hội đủ các điều kiện sau:

   1.   
Sống dai.

   2.    Bơi khỏe (sống mà nằm một chỗ thì cũng thật buồn)

   3.    Không dị dạng (như đầu không nhân, có đầu mà không có đuôi, có 2 đầu 1 đuôi-tội nghiệp đuôi không biết phải quẫy hướng nào, hoặc 1 đầu 2 đuôi-tội nghiệp đầu không biết phải đi về đâu)

   4.    Số lượng phải nhiều, vì càng nhiều thì tỷ lệ “các em nó” tới đích càng cao.

Tuy nhiên gần đây tôi có xem 1 bài báo nói rằng: nếu lượng tinh dịch ít mà số lượng tinh trùng quá nhiều thì cũng giảm tốc độ bơi của các chú nòng nọc. Vì vậy số lượng tinh trùng nhiều thì lượng tinh dịch cũng nên nhiều theo. Nếu không cả đám nó đặc kẹo lại một chỗ như là tình trạng ùn tắc giao thông ở Việt Nam là cũng khỏi bơi với lội chi hết luôn.

Vậy thì:

Tuần sau:
Bài 2: Làm thế nào để có được tinh trùng “ngon lành” để chiến đấu?

Không có nhận xét nào: