Con có thể không sở hữu nụ cười hay đôi mắt của ba mẹ nhưng con luôn có trái tim của ba mẹ! |
Hầu hết các cặp vợ chồng hiếm muộn, sau nhiều năm cố gắng, đều sẽ nghĩ đến việc xin con nuôi. Không phải vì chúng ta chẳng là siêu sao như Angelina Jolie và Brat Pitt mà việc này trở nên kín đáo, đơn giản hay dễ dàng hơn.
Bé Phạm Quang Sáng 3 tuổi năm 2007 tại Tam Bình trước khi trở thành con nuôi tên Pax Thien. Hình: Internet |
Trước năm 2011, việc cho, nhận con nuôi tại Việt Nam chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể. Mặt tích cực của việc xin con nuôi, theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Phòng khám Tâm lý Trẻ em & Gia đình) diễn giải: "Ban đầu, việc xin con nuôi của các gia đình có thể là hành động được coi là duy tâm. Nhưng thực tế, việc xin con nuôi đã tạo cho người trong cuộc sự thoải mái, an vui khiến tâm lý ổn định, thoải mái hơn. Do đó, công việc làm ăn của họ thuận lợi, ngay cả việc thụ thai khó khăn giờ cũng trở nên dễ dàng và tự nhiên. Vì thế, việc nhận con nuôi của người hiếm muộn với tâm nguyện trong sáng luôn mang ý nghĩa tích cực là thế".
Tuy nhiên, các thách thức của việc cho, nhận con nuôi cũng không phải là ít. Nhiều sự việc phức tạp, đau lòng, nhức nhối đã trở thành vấn nạn xã hội khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Nuôi con nuôi VÌ LỢI ÍCH CỦA AI?
Nuôi một đứa trẻ để vợi bớt đi nỗi buồn hiếm muộn, để tinh thần thoải mái dễ sinh con, để có người chăm lo cho mình lúc tuổi già đều là nhu cầu chính đáng, nhưng đều chỉ tập trung vào lợi ích của CHÚNG TA. Câu trả lời đơn giản nhất vẫn là: ĐẦU TIÊN, PHẢI VÌ LỢI ÍCH CỦA CHÍNH EM BÉ.
Chính vì thế, vào năm 2010, Quốc Hội đã thông qua Luật Nuôi Con Nuôi. Với vụ việc Lộ Đường Dây Buôn Bán Trẻ Em tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội 4, Tây Đằng, Ba Vì (2013) và vụ việc Mua Bán Con Nuôi tại Chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội đang diễn ra (2014), chúng ta càng phải có ý thức, tìm hiểu thật rõ Luật, trách nhiệm và quyền lợi TRƯỚC khi tiến hành nhận con nuôi tại Việt Nam.
Tham khảo thêm
+ Phim Thiêng Liêng Tình Mẫu Tử (Philomena), 2013 (Có bản dịch tiếng Việt trên web Phim3s)
Câu chuyện có thật về cuộc tìm kiếm đau khổ và kiên trì kéo dài 50 năm của bà Philomena Lee (hình nhỏ, bên phải). Con trai bà đã bị cho làm con nuôi tại Mỹ mà không có sự đồng tình của bà. Với sự giúp đỡ của nhà báo Anh Martin Sixsmith, bà đã tìm ra sự thật vừa bi thương vừa thỏa nguyện.
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/diem-phim/philomena-hanh-trinh-nguoc-dong-cua-tinh-mau-tu-2976352.html
+ Trích bài viết của mình trên WTT:
Cảm ơn các nhà báo như mẹ Trang cùng những người cha đỡ đầu như anh Long, và các tình nguyện viên đã đưa sự việc nhức nhối đau lòng này ra ánh sáng. Theo dõi sự kiện, mình thường xuyên nhớ đến một câu nói nổi tiếng
"Chớ bao giờ nghi ngờ việc một nhóm nhỏ các công dân tâm huyết và kiên định có thể thay đổi thế giới này."
Chúng mình trong hội Hiếm Muộn, đã trải nghiệm sự khác biệt rất rõ khi đến/đọc về chùa Bồ Đề | TTBTXH 4 Tây Đằng ngoài Bắc và một số chùa trong Nam.
Cũng giống như tình trạng giao thông, dường như trong đây có sự tuân thủ "đèn xanh, đèn đỏ" rõ rệt hơn hẳn so với ngoài đó.
Các sư ở chùa cùng chính quyền địa phương, thậm chí ở một số vùng sâu trong Nam, đều nắm khá rõ luật. Bằng chứng là tụi mình đã bị... từ chối nhiều lần khi tiếp cận và xin mang các con về nuôi. Nhưng hầu hết các lần, chúng mình đều tâm phục khẩu phục và tiếp tục... kiên nhẫn chờ đợi hoặc làm TTON, hoặc nhờ MTH!
http://www.webtretho.com/forum/f26/bat-khan-nguoi-quan-ly-tre-mo-coi-chua-bo-de-mua-ban-tre-em-1931529/index13.html#post31994553
Cập nhật: Tháng 8.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét