Gửi các chị em quen và không quen yêu quý:
Từ lâu nay mình loay hoay "bảo vệ" bản thân và những bạn cùng cảnh ngộ, cũng là do tâm lý "tự ti" cố hữu trước sức ép của xã hội.
Mà xã hội chúng ta bị ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Trung Quốc, trong đó có cả quan niệm hà khắc ghê sợ như " “Trong ba loại bất hiếu thì không có con nối dõi là bất hiếu lớn nhất” (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại)" của đạo Nho.
Nếu các bạn đã từng khóc thầm vì bị bóng gió hay trực tiếp đánh giá là "gái độc", "bất hiếu" như mình, hay chồng các bạn cũng đã từng lặng im bất lực và hoang mang không biết nên bảo vệ ai, vợ hay cha mẹ, mời các bạn hoan hỉ lắng nghe ý kiến sau đây của một nhà sư Phật Giáo nhé.
Thày Thích Nhật Từ sinh năm 1969, hiện là giảng sư người Việt được mời hoằng pháp nhiều thứ 2 tại Việt Nam và thế giới (chỉ sau Sư ông Thích Nhất Hạnh)
CHỒNG ĐÒI LẤY VỢ BÉ ĐỂ CÓ CON NỐI DÕI
Bạch Thầy, chúng con lấy nhau đã 6 năm nhưng chưa có con, chúng con đã đi khắp các bệnh viện, các thầy lang để chạy chữa nhưng không có kết quả, bác sĩ kết luận là không thể có con. Chồng con lại là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi. Nhiều lần gia đình nhà chồng đã ám chỉ chuyện con nên chấp nhận cho chồng con lấy vợ bé để sinh người nối dõi. Con rất thương chồng con, với tư cách một người con dâu, con rất muốn anh ấy sớm hoàn thành nhiệm vụ con trưởng, nhưng ở vị trí người vợ lòng con đau như xát muối, con không thể chung chồng với người đàn bà khác. Lòng con đang rối như tơ vò, mong Thầy chỉ cho con một đường đi đúng.
Trả lời:
Hiếm muộn hay không có khả năng sinh con không phải là “lỗi lầm” lại càng không phải là “tội lỗi” của người vợ nói riêng, người phụ nữ nói chung về phương diện luật pháp,
nhân quả và đạo đức.
Là người vợ chung thủy và thương yêu chồng, chị không nên quá lo lắng để phải “đau như xát muối” về tình trạng sáu năm chung sống với chồng mà vẫn chưa có con. Quan niệm cho rằng chồng chị là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi là một sai lầm về nhân chủng, gia đình và hôn nhân. Không nên để cho quan niệm này trở thành sự áp đảo, từ tình trạng “gia đình nhà chồng đã ám chỉ” kéo theo tình huống chị phải “chấp nhận cho chồng lấy vợ bé để sinh người nối dõi”, trong khi từ trong tâm khảm chị không hề muốn điều ấy xảy ra. Theo Đức Phật, có con hay không có con không lệ thuộc vào cái ta muốn hay cái ta không muốn. Có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu có con. Không có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu không có con.
Hiếm muộn hay không có khả năng sinh con không phải là “lỗi lầm” lại càng không phải là “tội lỗi” của người vợ nói riêng, người phụ nữ nói chung về phương diện luật pháp,
nhân quả và đạo đức.
Là người vợ chung thủy và thương yêu chồng, chị không nên quá lo lắng để phải “đau như xát muối” về tình trạng sáu năm chung sống với chồng mà vẫn chưa có con. Quan niệm cho rằng chồng chị là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi là một sai lầm về nhân chủng, gia đình và hôn nhân. Không nên để cho quan niệm này trở thành sự áp đảo, từ tình trạng “gia đình nhà chồng đã ám chỉ” kéo theo tình huống chị phải “chấp nhận cho chồng lấy vợ bé để sinh người nối dõi”, trong khi từ trong tâm khảm chị không hề muốn điều ấy xảy ra. Theo Đức Phật, có con hay không có con không lệ thuộc vào cái ta muốn hay cái ta không muốn. Có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu có con. Không có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu không có con.
Thông thường, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp ta khắc phục được hậu quả. Nếu chị bị hiếm muộn do bẩm sinh của cơ thể, chị có thể thuyết phục chồng nhận con nuôi, thế vào cảm giác trống vắng không có con. Nếu do sức khỏe thì chị nên đến các bác sĩ giỏi để khám và điều trị. Nếu do áp lực tâm lý, bắt buộc phải sinh con thì chị cần có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi và thể thao thích hợp. Thực tập thiền để giảm stress, cân bằng cảm xúc sẽ giúp chị tự tin và dần dần khắc phục được tình trạng hiếm muộn. Sau khi nỗ lực khắc phục mà vẫn không có kết quả, chị có thể thuyết phục chồng đồng ý cho chị được thụ tinh nhân tạo.
Do “đang rối như tơ vò” hoặc mặc cảm về bản thân bị hiếm muộn, khi thì chị mủi lòng rất muốn anh ấy sớm hoàn thành nhiệm vụ con trưởng (có con nối dõi), nhưng khi chín chắn suy nghĩ về giá trị hạnh phúc hôn nhân, chị lại khẳng định “không thể chung chồng với người đàn bà khác”. Rất may là trong câu chuyện của chị, chồng chị rất khác với gia đình chồng, không có quan niệm đổ lỗi cho chị, nên trong sáu năm qua anh và chị sống hạnh phúc bên nhau. Chị nên gần gũi, chia sẻ trong tự tin để chị và chồng cùng hiểu rằng hạnh phúc hôn nhân chính yếu là giữa hai người, chứ không chỉ lệ thuộc vào con cái. Đến tuổi trưởng thành, con cái không nhất thiết ở chung với cha mẹ vĩnh viễn, có người ở phương xa, có người đi biệt xứ; đôi lúc cha mẹ đến tuổi xế chiều mà không có người chăm sóc sức khỏe. Khi thấy được điều này thì chồng chị sẽ giải thích cho bên gia đình chồng, không gây áp lực đối với vợ chồng chị thì hạnh phúc hôn nhân sẽ bền lâu. Trong trường hợp gia đình chồng bên vực chồng không đúng cách càng làm cho vấn đề trở nên rắc rối và phức tạp thêm.
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hàng triệu cặp vợ chồng trên hành tinh này không có con nhưng vẫn sống hạnh phúc trăm năm tuổi. Không ai phủ định rằng trong hôn nhân có con cái khỏe mạnh, tuấn tú và hiếu thảo là điểm tựa hạnh phúc cho vợ chồng. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta cho rằng có con là con đường duy nhất để có được hạnh phúc. Quan niệm của Nho giáo cho rằng “trong ba loại bất hiếu thì không có con nối dõi là bất hiếu lớn nhất” (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại) đã làm cho biết bao nhiêu gia đình phải đổ vỡ, tan nát vì một trong hai người không có khả năng sinh con. Quan niệm “gái độc không con” là một phân biệt đối xử không lành mạnh đối với chị em phụ nữ, cần phải được thay đổi.
Theo Phật giáo, có con là nhân duyên, không có con cũng là nhân duyên. Nhiều người không muốn, cố tránh thai nhưng vẫn có thai và sinh con, trong khi có nhiều người muốn nhưng lại không có khả năng đó. Nói tóm lại, chị không phải lo lắng quá nhiều, thậm chí đến mức bị mặc cảm dày vò. Chị chỉ cần khéo léo giải thích, thuyết phục chồng và làm cho chồng cảm nhận được hạnh phúc khi sống bên chị thì khỏi phải lo chồng chị có nhu cầu kiếm đứa con nối dõi tông đường nữa. Chúc chị tự tin và thành công!
(Trích “Chìa khóa hạnh phúc gia đình", Thích Nhật Từ )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét