Chào những người bạn của Hổ Chiên Xù:
Bẵng đi gần 3 năm rồi, mình mới vào lại blog.
Mình vô cùng cảm động vì không ngờ rằng,
cuốn nhật ký trực tuyến này vẫn được truy cập và yêu mến.
Hành trình tìm con yêu của chúng mình đã kết thúc.
Với mỗi xíu cho mỗi cảm xúc.
Bùi ngùi, tiếc nuối, bình an.
Có lẽ kết thúc này cũng xảy ra không chỉ với riêng mình.
Vì thế, mình ghi chép lại quá trình để các bạn tham khảo nhé.
THỐNG NHẤT VỀ CÁC BÉ PHÔI
TRONG DANH MỤC PHÂN CHIA TÀI SẢN
Khi làm TTON ở các cơ sở uy tín tại Thái Lan,
chúng ta phải ký hợp đồng.
Trong trường hợp còn phôi trử,
mà ta lại chưa hay không còn muốn tiếp tục chuyển phôi nữa,
có 3 lựa chọn:
1. Duy trì phí trử phôi hàng năm
2. Thông báo cho cơ sở trử phôi để hủy phôi
3. Thông báo cho cơ sở trử phôi để hiến tặng phôi cho nghiên cứu khoa học
Vì những lý do thuận tình và hợp lý, chúng mình đã thực hiện lựa chọn 1 trong 1 năm.
Sau đó hùy lựa chọn 1. Quyền quyết định trong hợp đồng thuộc về mình,
nên mình đã cân nhắc lựa chọn 2 và 3.
Cùng thời gian nay, mình được biết đến thông tin kêu gọi
hiến xác hoặc nội tạng để cấy ghép/nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Sau nhiều suy nghĩ, mình đã thông báo sang Thái Lan bằng email chính thức:
Mình quyết định hiến các phôi trữ cho nghiên cứu khoa học.
Mong rằng các bé phôi hiểu được những tâm tình của bố mẹ,
Và nếu còn duyên gặp lại, mong các con, một lần nữa,
sẽ chọn về với gia đình mới.
Của bố hoặc của mẹ xưa.
Với ai các con cũng được mong đợi
và thương yêu nhiều như nhau, con nhé!
Hổ Chiên Xù Làm IVF
Ngay cả khi tưởng như bạn đã kiệt quệ về tài chính, thể xác, tinh thần, cảm xúc sau những đợt làm TTON, tôi hi vọng "hang ổ" nhỏ bé này sẽ giúp bạn ngồi nghỉ bình yên trong thoáng chốc. Tôi cũng hi vọng ghi chép và trải nghiệm của bạn và của tôi trong quá trình tìm kiếm Con Yêu sẽ góp phần nào vào hành trang hữu ích cho cộng đồng làm IVF.
Trang
- Trang chủ
- Chuẩn Bị
- Các Xét Nghiệm
- Chi Phí
- Các Bác Sĩ Việt Nam
- Ăn, Ở, Đi Lại Tại TP. Hồ Chí Minh
- Các Bác Sĩ Thái Lan
- Ăn, Ở, Đi Lại Tại Thái Lan
- Các Bác Sĩ Tại Gia
- Quá Trình Điều Trị
- Sau Khi Chuyển Phôi
- Kết Hợp Đông Tây Y
- Mang Thai Hộ
- Xin Con Nuôi
- Phiên Dịch
- Nguyện Cầu
- Quà Tặng
- Tâm Tình của Hổ Chiên Xù
- Chia Sẻ Của Chồng
- Liên Lạc
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017
[2015] NGHỊ ĐỊNH VỀ TTON VÀ MANG THAI HỘ
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017
THẾ GIAN MỘT VỢ MỘT CHỒNG KHÔNG NHƯ VUA TÁO HAI ÔNG MỘT BÀ
Thế Gian 1 Vợ 1 Chồng
Không Như Vua Táo 2 Ông 1 Bà
Không Cá, Không Ngựa, Không Gà
Không Vàng, Không Mã Mà Là... Ông Trump
Hoan hỉ ngày 23 Tết Đinh Dậu, KHÔNG ĐỐT VÀNG MÃ, KHÔNG THẢ CÁ.
Háo hức chờ xem tin ông... Trump sắp lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.
Hồi hộp nghe Sư Phụ kể chuyện Trọng Cao, Thị Nhi & Phạm Lang cùng phi vụ lâm ly cháy trong 3 đống rơm.
Tất cả chỉ xuất phát từ việc HIẾM MUỘN.
Mong các mẹ yêu quý tự tìm ra lời giải cho bài toán tìm con của mình.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016
Hiếm Muộn Vô Sinh KHÔNG Trái Luật Pháp, Nhân Quả & Đạo Đức
Gửi các chị em quen và không quen yêu quý:
Từ lâu nay mình loay hoay "bảo vệ" bản thân và những bạn cùng cảnh ngộ, cũng là do tâm lý "tự ti" cố hữu trước sức ép của xã hội.
Mà xã hội chúng ta bị ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Trung Quốc, trong đó có cả quan niệm hà khắc ghê sợ như " “Trong ba loại bất hiếu thì không có con nối dõi là bất hiếu lớn nhất” (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại)" của đạo Nho.
Nếu các bạn đã từng khóc thầm vì bị bóng gió hay trực tiếp đánh giá là "gái độc", "bất hiếu" như mình, hay chồng các bạn cũng đã từng lặng im bất lực và hoang mang không biết nên bảo vệ ai, vợ hay cha mẹ, mời các bạn hoan hỉ lắng nghe ý kiến sau đây của một nhà sư Phật Giáo nhé.
Thày Thích Nhật Từ sinh năm 1969, hiện là giảng sư người Việt được mời hoằng pháp nhiều thứ 2 tại Việt Nam và thế giới (chỉ sau Sư ông Thích Nhất Hạnh)
CHỒNG ĐÒI LẤY VỢ BÉ ĐỂ CÓ CON NỐI DÕI
Bạch Thầy, chúng con lấy nhau đã 6 năm nhưng chưa có con, chúng con đã đi khắp các bệnh viện, các thầy lang để chạy chữa nhưng không có kết quả, bác sĩ kết luận là không thể có con. Chồng con lại là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi. Nhiều lần gia đình nhà chồng đã ám chỉ chuyện con nên chấp nhận cho chồng con lấy vợ bé để sinh người nối dõi. Con rất thương chồng con, với tư cách một người con dâu, con rất muốn anh ấy sớm hoàn thành nhiệm vụ con trưởng, nhưng ở vị trí người vợ lòng con đau như xát muối, con không thể chung chồng với người đàn bà khác. Lòng con đang rối như tơ vò, mong Thầy chỉ cho con một đường đi đúng.
Trả lời:
Hiếm muộn hay không có khả năng sinh con không phải là “lỗi lầm” lại càng không phải là “tội lỗi” của người vợ nói riêng, người phụ nữ nói chung về phương diện luật pháp,
nhân quả và đạo đức.
Là người vợ chung thủy và thương yêu chồng, chị không nên quá lo lắng để phải “đau như xát muối” về tình trạng sáu năm chung sống với chồng mà vẫn chưa có con. Quan niệm cho rằng chồng chị là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi là một sai lầm về nhân chủng, gia đình và hôn nhân. Không nên để cho quan niệm này trở thành sự áp đảo, từ tình trạng “gia đình nhà chồng đã ám chỉ” kéo theo tình huống chị phải “chấp nhận cho chồng lấy vợ bé để sinh người nối dõi”, trong khi từ trong tâm khảm chị không hề muốn điều ấy xảy ra. Theo Đức Phật, có con hay không có con không lệ thuộc vào cái ta muốn hay cái ta không muốn. Có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu có con. Không có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu không có con.
Hiếm muộn hay không có khả năng sinh con không phải là “lỗi lầm” lại càng không phải là “tội lỗi” của người vợ nói riêng, người phụ nữ nói chung về phương diện luật pháp,
nhân quả và đạo đức.
Là người vợ chung thủy và thương yêu chồng, chị không nên quá lo lắng để phải “đau như xát muối” về tình trạng sáu năm chung sống với chồng mà vẫn chưa có con. Quan niệm cho rằng chồng chị là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi là một sai lầm về nhân chủng, gia đình và hôn nhân. Không nên để cho quan niệm này trở thành sự áp đảo, từ tình trạng “gia đình nhà chồng đã ám chỉ” kéo theo tình huống chị phải “chấp nhận cho chồng lấy vợ bé để sinh người nối dõi”, trong khi từ trong tâm khảm chị không hề muốn điều ấy xảy ra. Theo Đức Phật, có con hay không có con không lệ thuộc vào cái ta muốn hay cái ta không muốn. Có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu có con. Không có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu không có con.
Thông thường, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp ta khắc phục được hậu quả. Nếu chị bị hiếm muộn do bẩm sinh của cơ thể, chị có thể thuyết phục chồng nhận con nuôi, thế vào cảm giác trống vắng không có con. Nếu do sức khỏe thì chị nên đến các bác sĩ giỏi để khám và điều trị. Nếu do áp lực tâm lý, bắt buộc phải sinh con thì chị cần có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi và thể thao thích hợp. Thực tập thiền để giảm stress, cân bằng cảm xúc sẽ giúp chị tự tin và dần dần khắc phục được tình trạng hiếm muộn. Sau khi nỗ lực khắc phục mà vẫn không có kết quả, chị có thể thuyết phục chồng đồng ý cho chị được thụ tinh nhân tạo.
Do “đang rối như tơ vò” hoặc mặc cảm về bản thân bị hiếm muộn, khi thì chị mủi lòng rất muốn anh ấy sớm hoàn thành nhiệm vụ con trưởng (có con nối dõi), nhưng khi chín chắn suy nghĩ về giá trị hạnh phúc hôn nhân, chị lại khẳng định “không thể chung chồng với người đàn bà khác”. Rất may là trong câu chuyện của chị, chồng chị rất khác với gia đình chồng, không có quan niệm đổ lỗi cho chị, nên trong sáu năm qua anh và chị sống hạnh phúc bên nhau. Chị nên gần gũi, chia sẻ trong tự tin để chị và chồng cùng hiểu rằng hạnh phúc hôn nhân chính yếu là giữa hai người, chứ không chỉ lệ thuộc vào con cái. Đến tuổi trưởng thành, con cái không nhất thiết ở chung với cha mẹ vĩnh viễn, có người ở phương xa, có người đi biệt xứ; đôi lúc cha mẹ đến tuổi xế chiều mà không có người chăm sóc sức khỏe. Khi thấy được điều này thì chồng chị sẽ giải thích cho bên gia đình chồng, không gây áp lực đối với vợ chồng chị thì hạnh phúc hôn nhân sẽ bền lâu. Trong trường hợp gia đình chồng bên vực chồng không đúng cách càng làm cho vấn đề trở nên rắc rối và phức tạp thêm.
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hàng triệu cặp vợ chồng trên hành tinh này không có con nhưng vẫn sống hạnh phúc trăm năm tuổi. Không ai phủ định rằng trong hôn nhân có con cái khỏe mạnh, tuấn tú và hiếu thảo là điểm tựa hạnh phúc cho vợ chồng. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta cho rằng có con là con đường duy nhất để có được hạnh phúc. Quan niệm của Nho giáo cho rằng “trong ba loại bất hiếu thì không có con nối dõi là bất hiếu lớn nhất” (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại) đã làm cho biết bao nhiêu gia đình phải đổ vỡ, tan nát vì một trong hai người không có khả năng sinh con. Quan niệm “gái độc không con” là một phân biệt đối xử không lành mạnh đối với chị em phụ nữ, cần phải được thay đổi.
Theo Phật giáo, có con là nhân duyên, không có con cũng là nhân duyên. Nhiều người không muốn, cố tránh thai nhưng vẫn có thai và sinh con, trong khi có nhiều người muốn nhưng lại không có khả năng đó. Nói tóm lại, chị không phải lo lắng quá nhiều, thậm chí đến mức bị mặc cảm dày vò. Chị chỉ cần khéo léo giải thích, thuyết phục chồng và làm cho chồng cảm nhận được hạnh phúc khi sống bên chị thì khỏi phải lo chồng chị có nhu cầu kiếm đứa con nối dõi tông đường nữa. Chúc chị tự tin và thành công!
(Trích “Chìa khóa hạnh phúc gia đình", Thích Nhật Từ )
Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015
VND, BHT, hay USD Chuẩn Bị Tiền Qua Thái
Trước khi qua Thái, bản thân mình đã khá bối rối với việc chuẩn bị, thanh toán, đổi tiền, tính toán tỷ giá sao cho có lợi nhất.
Cùng chia sẻ với các mẹ nhé:
1 THẺ NỘI ĐỊA
Không dùng được (vì chỉ kết nối với mạng lưới trong Việt Nam)
2 THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ VISA/MASTERCARD/AMERICAN EXPRESS
+ Thẻ của NH trong nước phát hành
Nên ưu tiên dùng của EximBank hay Vietcombank.
Đây là 2 ngân hàng có truyền thống giao dịch, XNK với nước ngoài.
Tỷ giá thường tốt hơn và phí thường thấp hơn các NH quốc doanh hay tư nhân khác.
+ Thẻ của NH nước ngoài (ANZ, HSBC,...) phát hành
Khả năng trục trặc thấp hơn so với thẻ trong nước.
Tùy mạng lưới ngân hàng, tỷ giá và phí đa phần thấp hơn các NH trong nước.
3 TIỀN MẶT
Có câu "Cash Is King" (Tiền Mặt Là Vua), quả không sai.
Mình hay chuyển đổi câu này thành "Cash Is Queen" (Tiền Mặt Là Hoàng Hậu) khi qua Thái Lan.
Có rất nhiều hình ảnh của thành viên Hoàng Gia, đặc biệt là Hoàng Hậu, khắp mọi nơi.
Ngoài ra, một số cơ sở khám chữa bệnh tại Thái có chiết khấu ưu đãi nếu trả tiền mặt.
3.1 Nên mang tiền VND hay BHT?
Kinh nghiệm đau thương của nhiều bạn (trong đó có mình ngày xưa) cho thấy:
Vì VND không phải là ngoại tệ mạnh so với đồng BHT, tỷ giá thường ít thay đổi, nếu không nói là rất tệ.
Nhưng dân mình lại chuộng hàng Thái và làm ăn nhiều với Thái, nên nhu cầu đổi sang BHT ở Việt Nam là cao.
Nói cách khác, đồng BHT mạnh hơn, lưu hành nhiều hơn ở ta so với đồng Việt ở "bển". Nên:
Đổi được sang BHT ngay khi ở Việt Nam hay hơn nhiều.
3.2 Nên mang tiền BHT hay USD?
Đồng đô la khá là thông dụng ở KHẮP MỌI NƠI.
Tại cửa khẩu, họ giới hạn số tiền USD mang ra khỏi Việt Nam là 5,000.
Nếu theo dõi tỷ giá giữa đồng USD và đồng BHT tại các trạm Tàu Điện Trên Cao (BTS, Bangkok Mass Transit System), bạn sẽ thấy nó thay đổi khá thường xuyên. Việc này khá giống với tỷ giá giữa USD và VND.
Suy ra là: Đồng USD luôn là "hot girl".
+ Sự kết hợp ổn nhất (với mình) nếu qua Thái làm IVF là:
TIỀN MẶT
+ Một ít tiền BHT (khoảng 200) để trả taxi, đồ ăn vặt khi tới sân bay, tiền vé metro hay BTS về trung tâm/ra sân bay
+ Tiền USD 5,000 MỖI LẦN ĐI, TỒNG CỘNG ĐƯỢC 10,000 >>> sang Thái đổi
+ Một ít tiền Việt để khi về trả taxi, xe ôm
THẺ THANH TOÁN VISA/MASTERCARD
+ Sử dụng trước khi qua để đặt khách sạn online nếu bạn thành thạo
+ Phòng khi thiếu tiền mặt, bất đắc dĩ mới phải sử dụng
4 ĐỔI TIỀN Ở ĐÂU???
Hà Nội:
Các bạn mình hay gọi điện để một số cơ sở tư nhân mang tới. Thông tin này các mẹ chia sẻ nhé.
TP. HCM:
Quầy 59 đại lý của EximBank ở 161 Đồng Khởi (giao với Nguyễn Thiệp) là nơi có tỷ giá khá tốt.
Một số mẹ theo mình biết sẽ đổi ở quầy trong chợ Bến Thành hoặc khu quận 5, quận 10.
Bangkok (Phải đem bản sao/passport theo và ghi địa chỉ nơi ở tại Bangkok):
Mình giới thiệu Vasu gần BTS Nana.
Sau rất nhiều trải nghiệm, tỷ giá USD & BHT tại đây vẫn là tốt nhất so với các quầy SuperRich, SiamBank có ở rất nhiều nơi.
Các mẹ có thể kiểm tra online luôn:
http://www.vasuexchange.com/
Thân mến,
HCX
Cùng chia sẻ với các mẹ nhé:
1 THẺ NỘI ĐỊA
Không dùng được (vì chỉ kết nối với mạng lưới trong Việt Nam)
2 THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ VISA/MASTERCARD/AMERICAN EXPRESS
+ Thẻ của NH trong nước phát hành
Nên ưu tiên dùng của EximBank hay Vietcombank.
Đây là 2 ngân hàng có truyền thống giao dịch, XNK với nước ngoài.
Tỷ giá thường tốt hơn và phí thường thấp hơn các NH quốc doanh hay tư nhân khác.
+ Thẻ của NH nước ngoài (ANZ, HSBC,...) phát hành
Khả năng trục trặc thấp hơn so với thẻ trong nước.
Tùy mạng lưới ngân hàng, tỷ giá và phí đa phần thấp hơn các NH trong nước.
3 TIỀN MẶT
Có câu "Cash Is King" (Tiền Mặt Là Vua), quả không sai.
Mình hay chuyển đổi câu này thành "Cash Is Queen" (Tiền Mặt Là Hoàng Hậu) khi qua Thái Lan.
Có rất nhiều hình ảnh của thành viên Hoàng Gia, đặc biệt là Hoàng Hậu, khắp mọi nơi.
Ngoài ra, một số cơ sở khám chữa bệnh tại Thái có chiết khấu ưu đãi nếu trả tiền mặt.
3.1 Nên mang tiền VND hay BHT?
Kinh nghiệm đau thương của nhiều bạn (trong đó có mình ngày xưa) cho thấy:
Vì VND không phải là ngoại tệ mạnh so với đồng BHT, tỷ giá thường ít thay đổi, nếu không nói là rất tệ.
Nhưng dân mình lại chuộng hàng Thái và làm ăn nhiều với Thái, nên nhu cầu đổi sang BHT ở Việt Nam là cao.
Nói cách khác, đồng BHT mạnh hơn, lưu hành nhiều hơn ở ta so với đồng Việt ở "bển". Nên:
Đổi được sang BHT ngay khi ở Việt Nam hay hơn nhiều.
3.2 Nên mang tiền BHT hay USD?
Đồng đô la khá là thông dụng ở KHẮP MỌI NƠI.
Tại cửa khẩu, họ giới hạn số tiền USD mang ra khỏi Việt Nam là 5,000.
Nếu theo dõi tỷ giá giữa đồng USD và đồng BHT tại các trạm Tàu Điện Trên Cao (BTS, Bangkok Mass Transit System), bạn sẽ thấy nó thay đổi khá thường xuyên. Việc này khá giống với tỷ giá giữa USD và VND.
Suy ra là: Đồng USD luôn là "hot girl".
+ Sự kết hợp ổn nhất (với mình) nếu qua Thái làm IVF là:
TIỀN MẶT
+ Một ít tiền BHT (khoảng 200) để trả taxi, đồ ăn vặt khi tới sân bay, tiền vé metro hay BTS về trung tâm/ra sân bay
+ Tiền USD 5,000 MỖI LẦN ĐI, TỒNG CỘNG ĐƯỢC 10,000 >>> sang Thái đổi
+ Một ít tiền Việt để khi về trả taxi, xe ôm
THẺ THANH TOÁN VISA/MASTERCARD
+ Sử dụng trước khi qua để đặt khách sạn online nếu bạn thành thạo
+ Phòng khi thiếu tiền mặt, bất đắc dĩ mới phải sử dụng
4 ĐỔI TIỀN Ở ĐÂU???
Hà Nội:
Các bạn mình hay gọi điện để một số cơ sở tư nhân mang tới. Thông tin này các mẹ chia sẻ nhé.
TP. HCM:
Quầy 59 đại lý của EximBank ở 161 Đồng Khởi (giao với Nguyễn Thiệp) là nơi có tỷ giá khá tốt.
Một số mẹ theo mình biết sẽ đổi ở quầy trong chợ Bến Thành hoặc khu quận 5, quận 10.
Bangkok (Phải đem bản sao/passport theo và ghi địa chỉ nơi ở tại Bangkok):
Mình giới thiệu Vasu gần BTS Nana.
Sau rất nhiều trải nghiệm, tỷ giá USD & BHT tại đây vẫn là tốt nhất so với các quầy SuperRich, SiamBank có ở rất nhiều nơi.
Các mẹ có thể kiểm tra online luôn:
http://www.vasuexchange.com/
Thân mến,
HCX
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)